Thăm Mái Ấm cô Tim

Thứ 3 tuần vừa rồi (21.6.2022) chúng tôi có dịp đến thăm Mái Ấm Maison Chance (Dịch từ tiếng Pháp là Nhà May mắn). Đoàn chúng tôi đi khoảng 20 người, mang theo khá nhiều nhu yếu phẩm quyên góp.

Sau khi đến nơi, cảm nhận đầu tiên là nơi đây được thiết để người tàn tật có thể dễ dàng di chuyển. Các bàn để đồ đều thấp, có một cầu thang dạng mặt phẳng nghiêng để xe lăn có thể lên và xuống lầu. Tôi tò mò vào một phòng trưng bày khoảng 15m2. Nơi đây được xem là nơi để các tài liệu về mái ấm cũng nhưng trưng bày các mặt hàng đồ lưu niệm. Tất cả sản phẩm đều do chính những con người trong mái ấm làm nên. Không tốn quá nhiều thời gian, tôi đã chọn được 1 món quà lưu niệm cho con gái tôi. Đó là một chú heo móc khóa đáng yêu màu hồng.

Chúng tôi được thông báo khi người sáng lập của Mái Ấm đến. Thế là mọi người tập trung tại một phòng họp, với bánh kẹo và trà nước chuẩn bị sẵn trên bàn.

Câu chuyện người sáng lập

Thoạt nhìn, người được gọi là cô Tim, mà các bạn khác ở Mái Ấm thường gọi là mẹ, là một phụ nữ ngoại quốc. Cô chừng ngoài 50 tuổi, luôn nở nụ cười trên môi. Để chúng tôi hiểu hơn về nơi đây, cô bồi hồi kể lại.

Câu chuyện bắt đầu từ năm 20 tuổi của một cô gái người Thụy Sĩ. Với tâm lý khám phá của tuổi trẻ, cô đã đi qua nhiều quốc gia từ châu Âu, Châu Á, Mông cổ, Trung Quốc và đến khi đặt chân đến Việt Nam, cô không ngờ mình dành tiếp 30 năm tiếp theo của cuộc đời mình tại đây.

Tại đất nước hình chữ S, cô đã đi tới tỉnh biên giới Lạng Sơn. Trong 1 đêm khuya, cô bắt gặp hình ảnh một em bé (có thể người người dân tộc thiểu số), lem luốc và không có người thân. Sau khi ra các dấu hiệu để 2 bên có thể hiểu rằng, cô muốn giúp em bé và bé muốn được ăn. Cô đã dẫn bé đi ăn mì và sau đó là đưa về khách sạn nơi mình trú. Tuy nhiên, tiếp tân khách sạn sau khi nhìn bé thì lại không cho vào khách sạn, vì lem luốc và không rõ lai lịch. Điều này làm cô suy nghĩ rất nhiều về những đứa bé ở Vietnam.

Cơ duyên thứ 2 tại Vietnam là khi cô đến thăm một trung tâm người tâm thần ở Thủ Đức. Nói là trung tâm tâm thần thôi chứ thực chất ở đây có rất nhiều thành phần, tâm thần có, không bị tâm thầm cũng có nhưng lại bị các bệnh khác hoặc ko có người thân thích nên bị đưa vào đây. Ở đây, cô gặp một cậu bé tên Thành. Cậu có đôi mắt sáng và nhân viên ở đây thông báo là thằng bé bị bệnh nặng, sắp chết rồi. Thấy quá thương cảm, cô đã xin trung tâm cho cô được đưa thành đi chữa bệnh.

Sau khi đưa Thành đến rất nhiều bệnh viện ở thành phố hồ chí minh thì cuối cùng có bệnh viện Tim đã nhận Thành nhập viện. Vì Thành ko có người thân, nên cô trở thành người chăm em hơn 3 tháng rưỡi ở bệnh viện. Tại đây, cô đặt mọi người ở bệnh viện đặt một tên mới, “cô Tim”.

Đến khi được bác sĩ vui mừng thông báo là em sẽ được xuất viện, thì một câu hỏi được đặt ra là: Thành sẽ đi về đâu? Đưa về trung tâm tâm thần ở Thủ Đức ư? Thế là cô đã quyết định mở một mái ấm, nơi Thành và những người thiếu may mắn (khuyết tật, không ai nuôi chăm sóc) có một cuộc sống tốt hơn.

Từ một mái ấm lợp bằng lá với vài thành viên, đến nay Mái Ấm may mắn đã phát triển thêm chi nhánh trên Đắc Nông, quy mô đến hơn 250 người và xây dựng thành “Làng May Mắn”.

Không chỉ cho con cá mà cho cả cần câu

Câu chuyện kết thúc và đã lấy không ít nước mắt của các chị em trong đòn chúng tôi. Sau đó, chúng tôi được các bạn ở Mái Ấm dẫn đi xem các bạn khuyết tật ở đây được học và làm các nghề phù hợp như Vẽ, may đồ lưu niệm, chế tác đá quý và vi tính. Cái hay của cô Tim đó là không chỉ giúp các em thiếu may mắn có nơi được xem là gia đình, mà còn giúp các bạn có cái nghề để có thể tự nuôi sống bản thân sau này.

Quá khâm phục một tấm lòng nhân hậu đền từ một người phụ nữ, đặt biệt hơn là người nước ngoài không có bất cứ thân thích gì với Việt Nam ban đầu. Nhưng đã giúp biết bao mảnh đời nơi đây. Tôi tin rằng cô sẽ còn có rất nhiều dự án cho các em phía trước và chúc cô thành công!

Tác giả

Nguyễn Văn Vĩ

Bình luận của bạn